Thứ Năm, 10 tháng 12, 2009

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK 1 (2009-2010) MÔN NGỮ VĂN K 10 BAN KHTN

I.Nội dung ôn tập:
A.Phần văn học:
1.Văn học Việt Nam:
a) Văn học sử:
- Tổng quan văn học Việt Nam
- Khái quát văn học dân gian Việt Nam
- Khái quát văn học Việt nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
b) Văn bản văn học:
- Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên)
- Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.
- Tấm Cám.
- Truyện cười: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày.
- Ca dao: Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa; Ca dao hài hước.
- Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)
- Cảnh ngày hè ( Nguyễn Trãi)
- Nhàn ( Nguyễn Bỉnh Khiêm )
- Đọc Tiểu Thanh kí ( Nguyễn Du )
2. Văn học nước ngoài:
- Uy-lít-xơ trở về ( Trích Ô-đi-xê - sử thi Hi Lạp )
- Ra-ma buộc tội ( Trích Ra-ma-ya-na - sử thi Ấn Độ )
- Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng ( Lí Bạch )
- Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ)
B. Phần Tiếng Việt:
1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
2. Văn bản
3. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
4. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
5. Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
C. Phần Làm văn:
1. Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống hoặc một tác phẩm văn học
2. Viết bài văn tự sự
II. Cấu trúc đề thi:
1.Đề thi gồm hai phần:
a) Trắc nghiệm (3đ): gồm 15 câu. Nội dung: Văn học nước ngoài, Tiếng Việt và các bài văn học sử.
b) Tự luận (7đ): gồm 2 câu.
- Câu 1 (2đ): Viết một đoạn văn ngắn - khoảng 200 chữ - thể hiện cách hiểu của mình về một văn bản văn học.
- Câu 2 (5đ): Vận dụng kiến thức đời sống, kiến thức văn học và khả năng đọc hiểu văn bản để viết một bài văn nêu cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống hoặc một tác phẩm văn học.
III. Dạng thức đề: (Những câu hỏi sau đây chỉ mang tính chất minh hoạ).
Phần tự luận:
Câu 1 (2đ):
1. Em hãy chỉ ra cốt lõi sự thật lịch sử và những chi tiết hoang đường kì ảo trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ. Nêu ý nghĩa của những chi tiết hoang đường kì ảo.
2. Nêu cảm nhận của em về nỗi niềm thương nhớ người yêu của cô gái trong bài ca dao Khăn thương nhớ ai.
3. Em hãy trình bày quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện qua bài thơ Nhàn.
4. Cảm nhận của em về tình bạn sâu sắc, chân thành của tác giả được thể hiện qua bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Lí Bạch).
Câu 2 (5đ):
1. Vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam được thể hiện qua những bài ca dao yêu thương, tình nghĩa.
2. Vẻ đẹp của trang nam nhi đời Trần nói riêng và con người Đại Việt nói chung được thể hiện qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.
3. Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa hè và tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi được thể hiện qua bài thơ Cảnh ngày hè ( Nguyễn Trãi).
4. Cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của Tiểu Thanh nói riêng và những con người tài hoa bạc mệnh nói chung được thể hiện qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du).
----------------------------------------------------------

3 nhận xét:

Hình ảnh blog