Thứ Tư, 9 tháng 12, 2009

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK I (2009-2010) MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 (Nâng cao)

I. Nội dung ôn tập :
1. Phần văn học:
a) Văn học sử: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX
b) Tác gia:
- Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
- Tố Hữu
- Nguyễn Tuân
c) Văn bản văn học:
- Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)
- Tây Tiến (Quang Dũng)
- Việt Bắc (Tố Hữu)
- Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)
- Đất Nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm)
- Sóng (Xuân Quỳnh)
- Đàn ghi ta của Lor-ca ( Thanh Thảo)
- Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
- Ai đã đặt tên cho dòng sông ? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
- Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
2. Phần tiếng Việt:
- Luật thơ
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
3. Làm văn:
a) Nghị luận xã hội:
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống
b) Nghị luận văn học:
- Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
II. Cấu trúc đề thi :
1. Đề thi gồm 3 câu :
Câu 1 (2 điểm) : Kiểm tra kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học VN
Câu 2 (3 điểm) : Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống viết một bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 300 chữ - tương đương 1,5 trang giấy vở học sinh) nghị luận về một tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống.
Câu 3 (5 điểm) : Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học (khoảng 600 - 700 chữ - tương đương 3 trang giấy vở học sinh)
2. Thời gian làm bài : 90 phút (không kể phát đề)
III. Dạng thức đề: (Lưu ý : những câu hỏi sau đây chỉ có tính chất minh họa)
Câu 1:
1. Nêu những thể thơ tiếng Việt thường gặp.
2. Phong cách ngôn ngữ khoa học có những đặc điểm chung nào ?
3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 ?
4. Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh
5. Nêu hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh
6. Tại sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc ?
7. Cách hiểu của anh (chị) về 4 câu thơ đề từ của bài Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)
Câu 2 :
1. Viết một bài văn ngắn khoảng 300 chữ bàn về một trong các vấn đề sau:
- Học để chung sống, học để tự khẳng định mình.
- Trung thực là một phẩm chất tốt đẹp của con người.
- Thất bại chỉ là thử thách
2. Viết bài văn ngắn khoảng 300 chữ giải thích câu nói của M. Xi-xê-rông: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động.”
3. Viết bài văn ngắn khoảng 300 chữ giải thích câu nói của David Landes : “Kẻ thù lớn nhất của thành công là thành công”.
Câu 3 :
1. Anh chị hãy phân tích những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng)
2.Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc : “Mình về mình có nhớ ta …Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
3. Hình tượng con sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
4. Hình tượng người lái đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
5. Những phát hiện độc đáo về vẻ đẹp và chất thơ của sông Hương trong bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông ? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
6. Bình giảng hai khổ cuối trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
7. Tư tưởng nhân dân trong Đất Nước – trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm.
------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hình ảnh blog