Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2009

Đề và đáp án thi HK1 môn Ngữ Văn 10 NC (2009 - 2010)

 Sở GD-ĐT BÌNH ĐỊNH                                     ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2009-2010
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN                    Môn: Ngữ Văn (NC) Ban: CB  khối 10
                                                              Thời gian làm bài : 90 phút
                                                                   Ngày kiểm tra : 25 - 12 - 2009
                                                    Đề này có 02 trang



                         
Mã đề: 135

PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ)

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2009

ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 12 NÂNG CAO

Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Bình Định
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – (2009-2010)
Môn: Ngữ văn – lớp 12 (NC)
Thời gian làm bài : 90 phút (không kể phát đề)
Ngày kiểm tra : 25 - 12 - 2009

Câu 1 (2 điểm) : Nêu những đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ khoa học.

Câu 2 (3 điểm) : Viết một bài văn ngắn khoảng 300 chữ, trình bày cách hiểu của mình về mục đích học tập mà UNESCO đã nêu ra: Học để chung sống, học để tự khẳng định mình.

Câu 3 (5 điểm) : Tư tưởng nhân dân trong chương thơ Đất Nước – trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm.
----------------------------- Hết ------------------------------


Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009

Bài dự thi - 11T

ĐƠN PHƯƠNG
Một ngày như bao ngày khác. Bình minh lên. Ánh nắng dịu dàng xoa lên cánh đồng xanh thật êm. Gió nhẹ nhàng đu đưa từng chiếc lá trên hàng cây. Nụ hoa mơn mởn đón lấy giọt sương đầu tiên trong ngày. Và trong tớ bỗng thật nhiều ước muốn. Tớ ước gì tớ là cánh đồng kia để được cậu xoa mỗi ngày, ước là chiếc lá trên cây dể được cậu đu đưa đâu đó, là nụ hoa sắc màu rực rỡ để được ép vào trang sách trắng.Tớ còn ước tớ là trang sách trắng để giữ lấy từng nét chữ xinh, ước tớ là cây bút xinh để nâng niu từng ngón tay bé nhỏ. Rồi cậu đến như làn mây buổi sớm, tinh sương không gợi chút ưu phiền, hồn nhiên bên bạn bè trò chuyện. Chẳng biết rằng tớ ở đây , ngắm nhìn cậu như một thiên thần bé nhỏ, với đôi cánh trắng hồng tinh khiết , đem yêu thương cho tất cả mọi người.

Nguyễn Hữu Hoàng – 11 Toán

Nhớ
Lặng lẽ trong em một nỗi buồn
Vì sao nhung nhớ, nhớ đâu đây
Cành liễu thu đưa vờn gió lượn
Ôi cặp bồ câu ngơ ngác bay.


Dịu dàng dáng ngọc khung cửa sổ
Làn mây thỏa ước bóng chiều sa,
Ngoài kia lá rụng theo gió cuốn
Cho nỗi lòng em lại nhớ nhà.

Nguyễn Hữu Hoàng – Nguyễn Kim – 11 toán

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2009

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I (09 - 10) LỚP 10 NC



I.Nội dung ôn tập:
A.Phần văn học:
1.Văn học Việt Nam:
a) Văn học sử:
- Tổng quan văn học Việt Nam
- Khái quát văn học dân gian Việt Nam
- Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
b) Văn bản văn học:
- Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.
- Tấm Cám.
- Ca dao: Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa; Ca dao hài hước.
- Tục ngữ về đạo đức, lối sống
- Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)
- Nỗi lòng (Đặng Dung)
- Cảnh ngày hè ( Nguyễn Trãi)
- Nhàn ( Nguyễn Bỉnh Khiêm )
- Đọc Tiểu Thanh kí ( Nguyễn Du )
B. Phần Tiếng Việt:
1. Văn bản văn học
2. Tóm tắt văn bản tự sự (theo chuyện của nhân vật chính)
3. Đặc điểm của văn bản nói và văn bản viết
4. Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu
5. luyện tập về nghĩa của từ
6. Luyện tập về biện pháp tu từ
C. Phần Làm văn:
1. Lập ý và viết đoạn văn theo những yêu cầu khác nhau
2. Cảm nhận tác phẩm văn học, quan sát thể nghiệm một hiện tượng đời sống
II. Cấu trúc đề thi:
1.Đề thi gồm hai phần:
a) Trắc nghiệm (3đ): gồm 15 câu. Nội dung: Văn học Việt Nam, Tiếng Việt và các bài văn học sử.
b) Tự luận (7đ): gồm 2 câu.
- Câu 1 (2đ): Viết một đoạn văn ngắn - khoảng 200 chữ - thể hiện cách hiểu của mình về một văn bản văn học.
- Câu 2 (5đ): Vận dụng kiến thức đời sống, kiến thức văn học và khả năng đọc hiểu văn bản để viết một bài văn nêu cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống hoặc một tác phẩm văn học.
III. Dạng thức đề: (Những câu hỏi sau đây chỉ mang tính chất minh hoạ).
Phần tự luận:
Câu 1 (2đ):
1. Em hãy chỉ ra đặc trưng của kiểu truyện cổ tích thần kỳ trong truyện Tấm Cám. Vai trò của yếu tố kỳ ảo trong truyện.
2. Kinh nghiệm sống của cha ông ta trong tục ngữ về đạo đức, lối sống.
3. Em hãy trình bày tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện qua bài thơ Nhàn.
Câu 2 (5đ):
1. Vẻ đẹp trong đời sống tình cảm dân tộc được thể hiện qua những bài ca dao yêu thương, tình nghĩa.
2. Hình ảnh, khí thế và nỗi niềm của trang nam nhi đời Trần nói riêng và con người Đại Việt nói chung được thể hiện qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.
3. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện qua bài thơ Cảnh ngày hè ( Nguyễn Trãi).
4. Vẻ đẹp tình cảm nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí
5. Cảm nhận của em về phẩm chất thanh cao của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2009

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK 1 (2009-2010) MÔN NGỮ VĂN K 10 BAN KHTN

I.Nội dung ôn tập:
A.Phần văn học:
1.Văn học Việt Nam:
a) Văn học sử:
- Tổng quan văn học Việt Nam
- Khái quát văn học dân gian Việt Nam
- Khái quát văn học Việt nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
b) Văn bản văn học:
- Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên)
- Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.
- Tấm Cám.
- Truyện cười: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày.
- Ca dao: Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa; Ca dao hài hước.
- Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)
- Cảnh ngày hè ( Nguyễn Trãi)
- Nhàn ( Nguyễn Bỉnh Khiêm )
- Đọc Tiểu Thanh kí ( Nguyễn Du )
2. Văn học nước ngoài:
- Uy-lít-xơ trở về ( Trích Ô-đi-xê - sử thi Hi Lạp )
- Ra-ma buộc tội ( Trích Ra-ma-ya-na - sử thi Ấn Độ )
- Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng ( Lí Bạch )
- Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ)
B. Phần Tiếng Việt:
1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
2. Văn bản
3. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
4. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
5. Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
C. Phần Làm văn:
1. Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống hoặc một tác phẩm văn học
2. Viết bài văn tự sự
II. Cấu trúc đề thi:
1.Đề thi gồm hai phần:
a) Trắc nghiệm (3đ): gồm 15 câu. Nội dung: Văn học nước ngoài, Tiếng Việt và các bài văn học sử.
b) Tự luận (7đ): gồm 2 câu.
- Câu 1 (2đ): Viết một đoạn văn ngắn - khoảng 200 chữ - thể hiện cách hiểu của mình về một văn bản văn học.
- Câu 2 (5đ): Vận dụng kiến thức đời sống, kiến thức văn học và khả năng đọc hiểu văn bản để viết một bài văn nêu cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống hoặc một tác phẩm văn học.
III. Dạng thức đề: (Những câu hỏi sau đây chỉ mang tính chất minh hoạ).
Phần tự luận:
Câu 1 (2đ):
1. Em hãy chỉ ra cốt lõi sự thật lịch sử và những chi tiết hoang đường kì ảo trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ. Nêu ý nghĩa của những chi tiết hoang đường kì ảo.
2. Nêu cảm nhận của em về nỗi niềm thương nhớ người yêu của cô gái trong bài ca dao Khăn thương nhớ ai.
3. Em hãy trình bày quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện qua bài thơ Nhàn.
4. Cảm nhận của em về tình bạn sâu sắc, chân thành của tác giả được thể hiện qua bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Lí Bạch).
Câu 2 (5đ):
1. Vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam được thể hiện qua những bài ca dao yêu thương, tình nghĩa.
2. Vẻ đẹp của trang nam nhi đời Trần nói riêng và con người Đại Việt nói chung được thể hiện qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.
3. Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa hè và tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi được thể hiện qua bài thơ Cảnh ngày hè ( Nguyễn Trãi).
4. Cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của Tiểu Thanh nói riêng và những con người tài hoa bạc mệnh nói chung được thể hiện qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du).
----------------------------------------------------------

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK 1 (2009-2010) MÔN NGỮ VĂN K 12 BAN KHTN

I. Nội dung ôn tập và cấu trúc đề: Đề thi gồm 3 câu với những nội dung sau:
Câu 1 ( 2điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác gia, tác phẩm văn học Việt Nam.
1- Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX..
2- Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh ( Tác giả, tác phẩm)
3- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc- Phạm Văn Đồng
4- Tây Tiến – Quang Dũng
5- Việt Bắc - Tố Hữu ( Tác giả, tác phẩm)
6- Đất Nước ( trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
7- Sóng – Xuân Quỳnh
8- Đàn ghi ta của Lorrca – Thanh Thảo.
9- Người lái đò Sông Đà ( trích) - Nguyễn Tuân
10- Ai đã đặt tên cho dòng sông? ( trích)- Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Câu 2 ( 3 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn
1- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
2- Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Câu 3 ( 5 điểm): Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học
1- Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh ( Tác giả, tác phẩm)
2- Tây Tiến – Quang Dũng
3- Việt Bắc - Tố Hữu ( Tác giả, tác phẩm)
4- Đất Nước ( trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
5- Sóng – Xuân Quỳnh
6- Đàn ghi ta của Lorca – Thanh Thảo.
7- Người lái đò Sông Đà ( trích) - Nguyễn Tuân
8- Ai đã đặt tên cho dòng sông? ( trích)- Hoàng Phủ Ngọc Tường)-

II. Đề minh họa:  (Thời gian làm bài 90 phút)

Câu 1 ( 2 điểm): Hãy nêu những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh?

Câu 2 ( 3 điểm): Nêu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau của Ăng ghen: Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị.

Câu 3 ( 5 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:

Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2009

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK I (2009-2010) MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 (Nâng cao)

I. Nội dung ôn tập :
1. Phần văn học:
a) Văn học sử: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX
b) Tác gia:
- Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
- Tố Hữu
- Nguyễn Tuân
c) Văn bản văn học:
- Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)
- Tây Tiến (Quang Dũng)
- Việt Bắc (Tố Hữu)
- Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)
- Đất Nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm)
- Sóng (Xuân Quỳnh)
- Đàn ghi ta của Lor-ca ( Thanh Thảo)
- Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
- Ai đã đặt tên cho dòng sông ? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
- Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
2. Phần tiếng Việt:
- Luật thơ
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
3. Làm văn:
a) Nghị luận xã hội:
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống
b) Nghị luận văn học:
- Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
II. Cấu trúc đề thi :
1. Đề thi gồm 3 câu :
Câu 1 (2 điểm) : Kiểm tra kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học VN
Câu 2 (3 điểm) : Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống viết một bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 300 chữ - tương đương 1,5 trang giấy vở học sinh) nghị luận về một tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống.
Câu 3 (5 điểm) : Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học (khoảng 600 - 700 chữ - tương đương 3 trang giấy vở học sinh)
2. Thời gian làm bài : 90 phút (không kể phát đề)
III. Dạng thức đề: (Lưu ý : những câu hỏi sau đây chỉ có tính chất minh họa)
Câu 1:
1. Nêu những thể thơ tiếng Việt thường gặp.
2. Phong cách ngôn ngữ khoa học có những đặc điểm chung nào ?
3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 ?
4. Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh
5. Nêu hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh
6. Tại sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc ?
7. Cách hiểu của anh (chị) về 4 câu thơ đề từ của bài Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)
Câu 2 :
1. Viết một bài văn ngắn khoảng 300 chữ bàn về một trong các vấn đề sau:
- Học để chung sống, học để tự khẳng định mình.
- Trung thực là một phẩm chất tốt đẹp của con người.
- Thất bại chỉ là thử thách
2. Viết bài văn ngắn khoảng 300 chữ giải thích câu nói của M. Xi-xê-rông: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động.”
3. Viết bài văn ngắn khoảng 300 chữ giải thích câu nói của David Landes : “Kẻ thù lớn nhất của thành công là thành công”.
Câu 3 :
1. Anh chị hãy phân tích những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng)
2.Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc : “Mình về mình có nhớ ta …Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
3. Hình tượng con sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
4. Hình tượng người lái đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
5. Những phát hiện độc đáo về vẻ đẹp và chất thơ của sông Hương trong bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông ? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
6. Bình giảng hai khổ cuối trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
7. Tư tưởng nhân dân trong Đất Nước – trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm.
------------------------------------------------------------------

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK 1 (2009-2010) MÔN NGỮ VĂN K 11 BAN KHTN

I. Nội dung ôn tập
1. Văn:

-Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)
-Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
- Khái quát VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
- Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
- Nam Cao
- Chí Phèo (Nam Cao)
- Vĩnh biệt Cửu Trùng đài (Trích kịch Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)

2.Tiếng Việt:

- Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Bản tin

3.Làm văn:

-Thao tác lập luận phân tích
-Thao tác lập luận so sánh

II. Cấu trúc đề thi: Đề thi gồm có 3 phần:

1. Trắc nghiệm ( Văn học sử, Tiếng Việt )( 15 câu - 3đ)
2. Nghi luận xã hội (2đ)
3. Nghị luận văn học (5đ)

III. Dạng thức đề thi: Xem các ví dụ minh họa sau:

Phần trắc nghiệm : (15 câu)
Phần tự luận:
Câu 1 (2đ)
Viết một đoạn văn khoảng 300 chữ, trình bày suy nghĩ của anh chị về tính ích kỉ và lòng vị tha (hoặc: tính trung thực, phương pháp học tập…).
Câu 2 (5đ)

- Trình bày cảm nhận của anh chị về bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
- Giá trị nhân đạo của truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam).
- Trình bày cảm nhận của anh chị về hình tượng Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
- Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.

Hình ảnh blog