Sở GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2009-2010
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN Môn: Ngữ Văn (NC) Ban: CB khối 10
Thời gian làm bài : 90 phút
Ngày kiểm tra : 25 - 12 - 2009
Đề này có 02 trang
Mã đề: 135 |
PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ)
1. Loại ca dao dùng để mua vui, giải trí, tính chất phê phán nhẹ nhàng được gọi là:
A. Ca dao trào phúng B. Ca dao hài hước
C. Ca dao châm biếm D. Ca dao đả kích
2. Trong câu "Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ" (Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm)"tìm nơi vắng vẻ"có nghĩa là
A. Nhà thơ muốn để cho thân thể và tâm hồn được yên vui, thanh thản
B. Nhà thơ thích thú vì mình sống lập dị khác đời
C. Nhà thơ tìm chốn để lánh xa chuyện đời
D. Nhà thơ tự chế giễu mình dại khi tìm nơi vắng vẻ
3. Thế nào là tóm tắt chuyện của nhân vật chính?
A. Viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính
B. Viết lời giới thiệu về nhân vật chính
C. Phân tích đặc điểm, tính cách của nhân vật chính
D. Phân tích những sự kiện cơ bản của nhân vật chính
4. Câu tục ngữ Một giọt máu đào hơn ao nước lã, "nước lã" là
A. Thành ngữ dùng để chỉ người ngoài, người dưng, không cùng huyết thống
B. Cụm từ dùng để chỉ người ngoài, người dưng, không cùng huyết thống
C. Từ ghép dùng để chỉ người ngoài, người dưng, không cùng huyết thống
D. Danh từ dùng để chỉ người ngoài, người dưng, không cùng huyết thống
5. Lời ca dao "Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng" (Ca dao than thân - SGK) có thể hiểu
A. Con cò tình nguyện dâng bộ lòng để xáo măng
B. "Lòng nào" chỉ những ý nghĩ xấu xa, đen tối trong lòng
C. Đây là thủ pháp chơi chữ để bày tỏ lòng mình
D. Đây là lời giễu cợt bọn thống trị moi móc lòng ruột nhân dân
6. Hình ảnh nào không phải là yếu tố kỳ ảo trong truyện cổ tích Tấm Cám
A. Miếng trầu têm cánh phượng B. Cây xoan đào
C. Con gà D. Quả thị
7. Hình ảnh ngọc trai - giếng nước trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ là :
A. Biểu tượng lên án chiến tranh phi nghĩa chia lìa lứa đôi
B. Biểu tượng tố cáo tội lỗi của Trọng Thủy
C. Biểu tượng minh chứng của một mối tình chung thủy
D. Biểu tượng minh chứng cho sự trong trắng của Mị Châu
8. Yếu tố kỳ ảo nào trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy "thể hiện thái độ ngưỡng mộ và tình cảm trân trọng của nhân dân" đối với An Dương Vương"?
A. An Dương Vương được Rùa Vàng báo cho biết Mỵ Châu là giặc
B. Nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn tên giặc
C. An Dương Vương không chết mà được Rùa Vàng rẽ nước đưa xuống biển.
D. Rùa Vàng giúp nhà vua xây thành Ốc, cho móng thần.
9. Lời giải thích nào không đúng: "Ca dao thường mượn hình ảnh cây đa, bến nước (bến đò), con đò (con thuyền) để diễn tả tình cảm của con người bởi vì:
A. Cây đa, bến đò là nơi hò hẹn, nơi gặp gỡ hoăc chia ly, nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm về quê hương.
B. Đây là cặp hình ảnh thường đi liền nhau, diễn tả những ý nghĩa ước lệ về tình nghĩa mà nó biểu hiện
C. Cây đa, bến đò là biểu tượng của sự chia ly
D. Đây là những hình ảnh thân quen gắn bó và để lại ấn tượng sâu sắc cho con người ở mỗi làng quê Việt Nam xưa.
10. Cảm hứng của bài thơ "Ông đồ" (Vũ Đình Liên) là
A. Sự mai một của một hiện tượng văn hoá (người viết và người thuê viết chữ nho)
B. Ý nghĩa triết lý sâu sắc về số phận con người, số phận văn hoá trong sự đổi thay xã hội
C. Sự nuối tiếc những vẻ đẹp đã qua
D. Sự đổi thay của phong tục, của những giá trị văn hoá
11. Câu thơ nào trong Độc Tiểu Thanh ký thể hiện sâu sắc nhất sự đồng cảm của Nguyễn Du với nàng Tiểu Thanh ?
A. Cổ kim hận sự thiên nan vấn B. Văn chương vô mệnh lụy phần dư
C. Chi phấn hữu thần liên tử hậu D. Phong vận kì oan ngã tự cư
12. Câu nào diễn tả chính xác cấu tạo của nền văn học Việt Nam ?
A. Nền văn học bao gồm ba bộ phận lớn, phát triển đồng bộ: văn học dân gian, văn học viết và văn học dịch.
B. Nền văn học bao gồm hai bộ phận lớn, phát triển song song: văn học dân gian và văn học viết.
C. Nền văn học bao gồm ba bộ phận lớn, phát triển song song: văn học dân gian, văn học viết và văn học dịch.
D. Nền văn học bao gồm hai bộ phận lớn, phát triển đồng bộ: văn học dân gian và văn học viết.
13. Trong Văn học trung đại Việt Nam , giai đoạn nào nằm trọn vẹn trong một triều đại phong kiến?
A. Giai đoạn từ thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX B. Giai đoạn từ thế kỷ X - XIV
C. Giai đoạn từ thế kỷ XV - XII D. Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX
14. Ý nào không đúng với câu thơ "Luống thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu" (Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão)
A. Phạm Ngũ Lão bày tỏ khát vọng được cống hiến cho vua, cho nước
B. Phạm Ngũ Lão muốn khẳng định, đề cao ý thức trách nhiệm với đất nước, nhân dân
C. Phạm Ngũ Lão ngầm so sánh với người xưa để thấy mình giống Gia Cát Lượng
D. Phạm Ngũ Lão khiêm tốn vì mình chưa trả được nợ công danh nên ông tự thấy mình chưa bằng được Gia Cát Lượng
15. Câu nào khái quát đúng đặc điểm về nội dung của văn học viết:
A. Phản ánh tư tưởng, tình cảm của cá nhân qua cộng đồng
B. Phản ánh tư tưởng, tình cảm, quan niệm của cộng đồng qua cá nhân
C. Phản ánh tư tưởng, tình cảm, quan niệm của cá nhân
D. Phản ánh tư tưởng, tình cảm, quan niệm của cộng đồng
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: (2đ)
Viết một văn bản khoảng 200 chữ trình bày cách hiểu của em về câu tục ngữ “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”.
Câu 2: (5đ)
Phân tích vẻ đẹp trong đời sống tình cảm dân tộc được thể hiện qua những bài ca dao yêu thương, tình nghĩa Đáp án mã đề: 135
01. B; 02. A; 03. A; 04. B; 05. B; 06. A; 07. D; 08. C; 09. C; 10. C; 11. D; 12. B; 13. D; 14. C; 15. B;
ĐÁP ÁN PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1 (2đ) : Yêu cầu học sinh trình bày ngắn gọn, đầy đủ các ý sau:
- Giải thích được ý nghĩa của câu tục ngữ: tha lâu - sự cần cù, tích lũy; đầy tổ - vốn liếng, kinh nghiệm sống, tri thức… (0,5đ)
- Nêu rõ ý nghĩa ấy biểu hiện trong các lĩnh vực đời sống của con người, là nhân tố giúp con người thành công trong cuộc sống (1đ)
- Liên hệ rút ra bài học cho bản thân (0,5đ)
Câu 2 ( 5đ) : Yêu cầu học sinh thể hiện được năng lực viết một bài văn nghị luận phân tích tác phẩm, diễn đạt rõ ràng, đáp ứng các yêu cầu của đề.Cụ thể
+ Hình thức: Lập luận chặt chẽ, phân đoạn rõ các ý. Trình bày mạch lạc, chữ viết rõ ràng sáng sủa. Không mắc các lỗi diễn đạt, từ ngữ.
+ Nội dung:
- Mở bài và kết bài chặt chẽ, nêu đúng trọng tâm đề là “vẻ đẹp đời sống tình cảm dân tộc trong ca dao yêu thương tình nghĩa” (1 đ)
- Nêu được vai trò của ca dao tình nghĩa trong kho tàng ca dao dân tộc, phản chiếu tâm hồn người bình dân (1đ)
- Phân tích rõ vẻ đẹp đời sống tình cảm dân tộc trong ca dao tình nghĩa với các ý chính: vẻ đẹp trong mối quan hệ xã hội, gia đình; vẻ đẹp trong tình cảm vợ chồng, tình yêu lứa đôi giản dị chân thật, thắm thiết ý nhị; quan niệm sống tình nghĩa đã trở thành đạo lý dân tộc, là nền tảng hình thành truyền thống nhân đạo trong văn chương dân tộc. Nêu được giá trị của vẻ đẹp ấy trong việc hình thành phẩm chất, tâm hồn dân tộc Việt Nam (2đ)
- Có liên hệ sâu sắc với bản thân, thể hiện ý thức tiếp thu và phát huy vẻ đẹp ấy trong đời sống (1đ)
Lưu ý:
- Khi chấm thi, chú ý cả năng lực tư duy và năng lực diễn đạt của thí sinh.
- Thí sinh có thể có những ý ngoài đáp án, có cách tổ chức nội dung vấn đề khác đáp án nếu hợp lí, chính xác.Khuyến khích những bài viết có phát hiện riêng, sáng tạo.
- Chỉ cho điểm tối đa những thí sinh hành văn lưu loát, có hệ thống, có cảm xúc, đáp ứng cơ bản các ý đã nêu, không mắc lỗi diễn đạt, từ ngữ. Chỉ cho điểm 0 những bài không viết được gì.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét